Your cart is currently empty!
Kiểm soát cảm xúc – Điều ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được
Vì sao chúng ta cần kiểm soát cảm xúc: Não bộ biểu thị cảm xúc trước nhận thức, tức là cảm xúc sẽ xuất hiện trước suy nghĩ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cảm xúc không chỉ tác động mà còn thúc đẩy thực hiện các phản ứng hành vi ngay lập tức.…

Vì sao chúng ta cần kiểm soát cảm xúc:
- Não bộ biểu thị cảm xúc trước nhận thức, tức là cảm xúc sẽ xuất hiện trước suy nghĩ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cảm xúc không chỉ tác động mà còn thúc đẩy thực hiện các phản ứng hành vi ngay lập tức. Theo đó, việc ra quyết định ra sao có thể nói phụ thuộc rất lớn vào cảm xúc.
- Trên thực tế, việc học cách kiểm soát các cảm xúc tiêu cực khó hơn là quản lý cảm xúc tích cực. Bởi nếu ai đó không có kỹ năng kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực sẽ rất dễ dẫn đến những hành vi sai trái.
- Cảm xúc tiêu cực bao gồm: buồn bã, đau khổ, tức giận, ghen tị, căm ghét,… Chúng khiến bạn cảm thấy không thích người khác thậm chí là không thích chính mình. Cảm xúc tiêu cực làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng cũng giảm và giảm cả nhiệt huyết đối với cuộc sống.
- Một khi cảm xúc tiêu cực không được kiểm soát chúng sẽ khiến bạn có những suy nghĩ và hành động không theo lý trí. Điều này chỉ khiến cảm xúc đau khổ, tức giận kéo dài. Tình trạng này kéo dài càng lâu có thể gây hại, chẳng hạn bạn có thể thể hiện sự tức giận bằng bạo lực với người khác thậm chí với chính mình.
Một số cách kiểm soát cảm xúc mà bạn có thể tham khảo:
- Bạn hãy cố gắng ngừng suy nghĩ về những vấn đề đã và đang gây ra cảm xúc tiêu cực trong bạn.
- Bạn hãy học cách chấp nhận rằng những cảm xúc tiêu cực như tức tối, ghen tị, khó chịu,… đôi khi xảy ra mà không hề tránh khỏi. Đồng thời tự động viên mình để cảm thấy tốt hơn.
- Bạn có thể thư giãn não bộ để quản trị cảm xúc bằng một số hoạt động như: ngồi thiền, đọc sách, đi bộ nhẹ nhàng, nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bạn bè người thương,…
- Để kiểm soát cảm xúc hiệu quả nhất trước hết bạn cần tìm ra căn nguyên gây ra cảm giác tiêu cực và các sự việc khiến cảm giác tiêu cực bùng phát.
- Bạn hãy tập thể dục hàng ngày để làm giảm tăng tiết các hormone gây căng thẳng. Nhờ vậy bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực tốt hơn.
- Bạn hãy thỏa thuận với những cảm xúc hàng ngày, nhất là cảm xúc tiêu cực và tự động viên bản thân cố gắng quản trị các cảm xúc tiêu cực trong các lần sau tốt hơn.
Muốn tham khảo thêm những cách để kiểm soát cảm xúc tốt hơn và vượt bẫy cảm xúc thì mình nghĩ cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc của tác giả Susan David. Với hơn 20 năm nghiên cứu về cảm xúc, vị chuyên gia tâm lý đến từ Khoa Y của Đại học Harvard sẽ chỉ dẫn bạn đọc cách đón nhận cảm xúc linh hoạt và sáng suốt hơn thông qua cuốn sách “Vượt bẫy cảm xúc” (tựa gốc: “Emotional Agility”).
Share with
/
Để lại một bình luận