Cách để buông bỏ – Học cách đối mặt với mất mát

Bài học khó khăn nhất trong cuộc sống là học cách buông bỏ những mối quan hệ đã tan vỡ, những gì đã qua trong quá khứ và thậm chí cả những phần của chính chúng ta.


Closer 2004

Kỉ niệm ùa về, tôi vô tình đi ngang địa điểm mà tôi và người yêu cũ từng hẹn hò những ngày đầu tiên. Trong vài phút tiếp theo, tôi mỉm cười, hồi tưởng và nhấn mạnh lại một đoạn nhỏ hạnh phúc trong câu chuyện của 2 đứa. Cuộc hẹn hò ấy mới kỳ diệu làm sao. Một thiếu niên vụng về, một cô nàng mới lớn… trên tất cả, đó đã là 1 đoạn tình đẹp.

Tôi đau buồn về sự mất mát nhỏ nhoi đó – người thanh niên 28t tự cao tự mãn với sức trẻ hừng hực những không biết phải làm thế nào.

Tôi nghĩ tôi và các bạn ai rồi cũng vậy, càng lớn chúng ta sẽ càng mất mát nhiều hơn. Tôi không nghĩ ai trong diễn đàn này chưa từng mất mát bởi 1 thứ gì đó. Tôi đã từng chứng kiến ​​các thành viên trong gia đình và bạn bè từng người ra đi. Tôi đã có những mảnh tình lãng mạn rồi kết thúc trong một vụ nổ ngoạn mục và tôi đã kết thúc chúng trong một khoảng lặng kéo dài. Tôi đã mất những tình bạn đẹp, 1 công việc tốt, 1 thành phố đáng sống và cộng đồng yêu những điều đẹp đẽ. Tôi đã mất niềm tin — vào bản thân và cả những người khác.

Mọi mất mát đều là một hình thức của cái chết. Đương đầu với mất mát chưa bao giờ là dễ dàng. Trong mọi trường hợp – cho dù đó là mất đi tình bạn, sự nghiệp, chân tay, bất cứ điều gì – chúng ta buộc phải nghĩ đến sự thật rằng chúng ta sẽ không bao giờ có lại được nó nữa. Chúng ta buộc phải chấp nhập. Chúng ta buộc phải đối mặt với nó.

Bạn sẽ không bao giờ có thể làm cho một người đã chết sống lại được đâu. Bạn không bao giờ có thể nhấn “cài đặt lại” cho một mối quan hệ đã tan vỡ. Bạn càng không bao giờ có thể sửa chữa một tuổi trẻ đã lãng phí hoặc chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ hoặc không nói ra những lời đã phá hủy một tình bạn.

Khi nó ra đi, nó sẽ ra đi. Bất kể bạn làm gì. Thành thật mà nói, bạn cũng sẽ có lúc tủi thân và buồn vì mất mát đó. Nhưng Sonbad sẽ bày bạn vài cách sau:

Mỗi mất mát là một phần của mảnh ghép cuộc sống

Một trong những email phổ biến nhất mà tôi nhận được từ độc giả là từ những người muốn quay lại với người yêu cũ.

Câu hỏi này không bao giờ có ý nghĩa đối với tôi.

Lý do, khi ta cố gắng “giành lại” một một điều gì đó là không thể bởi vì ngay cả khi “có kết quả”, mối quan hệ đó cũng sẽ không bao giờ còn đẹp như trước nữa: đó sẽ là một mối tình mong manh, giả tạo, 2 người đa nghi hơn, biết quá nhiều về nhau. Tin tôi đi, lúc tốt đẹp mọi thứ rất đẹp, nhưng chỉ cần 1 cãi vã nhỏ thôi thì mọi thói hư tật xấu của nhau sẽ được đào bới lại.

Khi tôi nghĩ về tất cả những cặp đôi hạnh phúc mà tôi biết, liệu sẽ có bao nhiêu người nói câu: “Ồ, anh ta là 1 kẻ phản bội, nhưng sau đó anh ấy đã xin lỗi và bù đắp cho tôi bằng bánh donut và trà. Bây giờ chúng tôi đã hạnh phúc và có 1 cái kết đẹp”?

Không một ai cả.

tu tu

Tất cả chúng ta đều đã trải qua những cuộc chia tay trước đây. Và tất cả chúng ta, trong những giây phút yếu đuối của mình, vì nhớ người yêu cũ, ta nhắn tin/gọi điện, gửi những tin nhắn níu kéo, hay uống quá nhiều vodka rồi thường xuyên theo dõi trang cá nhân của người đó thông qua 1 nick phụ, chúng ta lặng lẽ khóc theo những bài hát mà cả 2 từng nghe trước đó. Ôi là trời!!!

Nhưng mà tại sao chia tay lại gây tổn thương đến vậy? Và tại sao chúng ta lại cảm thấy mình lạc lõng và bất lực trước việc đó? Bài viết này sẽ đề cập đến việc đương đầu với mọi mất mát, nhưng vì mất đi các mối quan hệ thân thiết (bạn đời và các thành viên trong gia đình) cho đến nay là hình thức mất mát đau đớn nhất, chúng tôi chủ yếu sẽ sử dụng chúng làm ví dụ xuyên suốt.

Nhưng trước tiên, chúng ta cần hiểu tại sao mất mát lại tồi tệ như vậy. Tôi sẽ đưa ra một vài gạch đầu dòng hoành tái tràng để độc giả hiểu hơn:

  • Để trở thành con người mạnh mẽ, tích cực, chúng ta cần phải hài lòng về bản thân. Để cảm thấy hài lòng về bản thân, chúng ta cần cảm thấy rằng thời gian và năng lượng của chúng ta được sử dụng một cách đúng mục đích.
  • Cuộc sống này không chỉ có tình yêu, mà còn tình bạn, tình cảm gia đình, tình đồng chí, tình dục… Rất nhiều loại tình.
  • Các mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta không chỉ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống thôi đâu, mà chúng còn xác định sự hiểu biết của chúng ta về bản thân mình. Chẳng hạn, tôi là nhà văn nên tôi có mối liên hệ mật thiết với viết lách chẳng hạn.
  • Mối quan hệ càng có ý nghĩa đối với cuộc sống của bạn, thì khi mất mát nó bạn càng đau đớn.
  • Khi chúng ta đánh mất một mối quan hệ, lợi ích của mối quan hệ đó sẽ bị tước bỏ khỏi chúng ta. Kết quả là, chúng ta sẽ cảm thấy trống rỗng. Chúng ta sẽ bắt đầu tự vấn bản thân, liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ bản thân mình hay không, liệu chúng ta đã đưa ra quyết định đúng đắn hay chưa.
  • Cảm giác trống rỗng này – hay chính xác hơn, sự thiếu vắng ý nghĩa này – thường được gọi là trầm cảm. Hầu hết mọi người đều tin rằng trầm cảm là một chuỗi những nỗi buồn sâu đậm. Đây là sự nhầm lẫn. Mặc dù trầm cảm và buồn bã thường xảy ra cùng nhau, nhưng chúng không giống nhau. Buồn bã xảy ra khi có điều gì đó tồi tệ. Trầm cảm xảy ra khi cảm thấy điều gì đó vô nghĩa.
  • Phản ứng tích cực đối với sự mất mát thường chậm chạp. Chúng ta thường gọi những giai đoạn sau mất mát này là “một khởi đầu mới” hoặc “một con người mới” và điều này, theo nghĩa đen, đúng. Bạn đang xây dựng một “cái tôi mới” bằng cách áp dụng các mối quan hệ mới để thay thế cho mối quan hệ cũ.
  • Phản ứng tiêu cực đối với sự mất mát là bạn từ chối thừa nhận rằng một phần của bạn đã chết và biến mất. Họ cảm thấy rằng họ không có khả năng hoặc không xứng đáng với những mối quan hệ yêu thương và có ý nghĩa với một ai đó hoặc một cái gì đó khác trong tương lai.
  • Trớ trêu thay, việc nhiều người không thể yêu hoặc không tôn trọng bản thân họ hầu như luôn là lý do khiến mối quan hệ của họ thất bại ngay từ đầu.

Mối quan hệ độc hại và lành mạnh

Để tìm hiểu lý do tại sao một số người lại gặp khó khăn trong việc buông bỏ như vậy, chúng ta cần hiểu một sự phân đôi đơn giản:

  1. Mối quan hệ độc hại là khi hai người quen nhau về mặt thể xác
  2. Một mối quan hệ lành mạnh là khi hai người quen nhau về mặt cảm xúc

Nhưng tại sao mối quan hệ độc hại lại khó buông bỏ hơn?

Mối quan hệ độc hại là chất gây nghiện bởi vì giống như ma tuý hoặc cờ bạc, sex là 1 điều tất yếu trong 1 mối quan hệ. Nó cần thiết, nó quyết định tới 70% việc mối quan hệ đó có lâu dài hay không. Người yêu cãi nhau ok đóng cửa lại và lên giường giảng hòa. Vợ chồng cãi nhau ư, ok đóng cửa lại và lên giường giảng hòa. Sex nó là 1 sợi dây vô hình gắn kết mối quan hệ, cũng như là chất xúc tác khiến cho mối quan hệ đó trở lên thăng hoa hơn, hòa hợp hơn.

Chẳng vậy, mà nhiều cặp đôi dù đã stop nhau rồi, nhưng thi thoảng vã quá lại tìm cách liên hệ nhau làm vài hiệp là vậy.

Làm thế nào để trở nên tốt hơn khi biết mình đã mất 1 điều gì đó?

thanh xuan nhat dinh phai song

Bước 1: Mọi chuyện rồi cũng ổn cả thôi

Rồi 1 ngày đẹp trời năm bạn 30 tuổi. Khi bạn ngồi thảnh thơi 1 mình ở đâu đó bên ly cà phê muộn với điếu thuốc hút dở. Bỗng dưng những kỉ niệm cũ, những mất mát cũ thời trẻ làm bạn phải thở dài “Ồ !!! thì ra mọi chuyện cũng chỉ như trà dư tửu hậu, đâu rồi cũng vào đó. Thì ra mọi thứ cũng không to tát như mình nghĩ”.

Bước 2: Tìm kiếm những mối quan hệ mới

Tâm trí của bạn giống như một chiếc ghế với một loạt các chân khẳng khiu. 2 chân sau luôn lớn hơn 2 chân trước. Thì các mối quan hệ sau này chính là sự bù đắp cho những mối quan hệ trước đó, nó khiên tâm trí bạn dần quên đi, dần nhẹ lòng hơn bởi những thứ bạn đã từng mất mát trước đó.

Bạn bì người yêu chia tay ư? bốc máy lên gọi cho những người bạn của mình đi uống bia, đi hát karaoke, máu thì gọi cả tay vịn cũng có sao.

Bước 3: Đầu tư vào bản thân

Dành thời gian đi tập tành lại, có thời gian rảnh nhiều hơn thì kiếm tiền đi, đi du lịch, đi ăn chơi, học 1 vài môn thể thao hay kĩ năng nào đó. Bản thân tốt đẹp thì kiểu gì chẳng thu hút những thứ tốt đẹp.

Bước 4: Khi chúng ta mất mát bởi thứ gì đó – Chúng ta sẽ không sợ bị mất thứ đó nữa

Hãy nghĩ như này, khi bạn dành dụm hết toàn bộ số tiền tích góp được thời trẻ để khởi nghiệp và bạn thất bại. Thì đồng nghĩa với việc bạn tay trắng. Vậy tại sao không lạc quan và bắt đầu khởi nghiệp lại lần nữa? Ít nhất bạn cũng còn gì để mất nữa đâu. Cùng lắm thì tay trắng tiếp.

Tất nhiên, sẽ có ông bảo: “khởi nghiệp thua lỗ hết sạch tiền rồi, lấy gì ra mà khởi nghiệp lại”. Thì đi làm thuê lại, thì đi xoay bạn bè, gia đình lại… Có 1 sự thật hay ho của cuộc sống đó là khi chúng ta thành công, chúng ta sẽ thường dễ ngủ quên trên chiến thắng. Nhưng khi ta thất bại, ta rút ra nhiều bài học hơn, chúng ta ngẫm ra nhiều thứ hơn, và chúng ta trưởng thành hơn.

Bước 5: Nếu mất đi người yêu – Thì cho bản thân được độc thân 1 thời gian

Sau khi đánh mất một mối quan hệ thân thiết, xu hướng tự nhiên của nhiều người là lấp đầy khoảng trống ngay lập tức bằng một mối quan hệ khác, hoặc bỏ tiền đi bóc bánh trả tiền.

Đây là một ý tưởng tồi. Vì nó làm ta không còn quỹ thời gian để thực hiện những thứ lành mạnh đã liệt kê bên trên. Nếu trong mối quan hệ cũ, ta là người sai thì người ta chia tay mình là đúng rồi có gì mà tiếc nuối, rút kinh nghiệm thôi. Còn nếu mình đúng mà người ta sai, thì có gì mà phải buồn. Ít nhất mình đã hết lòng rồi, mà người ta không chịu. Thì say bye thôi!

Cuối cùng, mọi thứ đều biến mất

Cuộc đời là một chuỗi dài những mất mát nối tiếp nhau. Đó là điều duy nhất được đảm bảo cho sự trưởng thành của chúng ta. Nếu bạn nghĩ lại khoảng thời gian khó khăn trong cuộc đời mình, hãy nhận ra rằng để thoát khỏi những khoảng thời gian khó khăn đó, bạn đã phải chấp nhận thua lỗ. Bạn đã phải đánh mất các mối quan hệ và sự theo đuổi, bạn đã phải đánh mất rất nhiều ý nghĩa để tạo ra con người của bạn như bây giờ, mạnh mẽ hơn, khôn khéo hơn.

Có 1 câu nói tôi từng nghe: “để quay lại tuổi xuân, ta chỉ cần làm những điều diên dồ của tuổi trẻ”. Nếu tuổi trẻ không có những lần sai, những lần mất, những lần thua. Thì chẳng còn gọi là tuổi trẻ. Chúc mừng bạn giống tôi, đã từng mất bởi thứ gì đó.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *