Your cart is currently empty!
Lý tưởng là gì?
Đây là một câu hỏi khó có định nghĩa chính xác. Nhưng tạm loại bỏ những vấn đề cá nhân/chỉ bó hẹp trong trường hợp liên quan đến các vấn đề xã hội, chiến tranh, hòa bình vân vân,… thì theo ý hiểu của mình, Lý Tưởng có thể coi là một “hệ thống tư…

Đây là một vấn đề khó xác định. Nhưng tạm thời loại bỏ các vấn đề cá nhân/giới hạn chúng trong các vấn đề liên quan đến các vấn đề xã hội, chiến tranh và hòa bình, theo tôi, lý tưởng có thể được coi là một hệ thống tư tưởng “hệ thống” trong một xã hội kiểu mẫu.
Chúng tôi tin vào mô hình xã hội chuẩn mực, và chúng tôi đấu tranh cho tiêu chuẩn này, tức là đấu tranh cho lý tưởng. Giống như Hashirama và Madara muốn xây dựng một ngôi làng ẩn mình trong những chiếc lá, họ tưởng tượng rằng cả hai sẽ bắt tay nhau và chung sống hòa bình (nhưng sau đó nhận ra rằng cái bắt tay này chỉ là một hình thức chiến tranh khác). ; Ngay cả hy vọng và lòng nhân đạo cộng với một bộ óc thông minh cũng không đủ để cứu một thế giới bị tàn phá bởi lòng tham, sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi của con người).
Chủ nghĩa lý tưởng, giống như tình yêu, là thứ dễ bị lợi dụng. một khái niệm trừu tượng và một sự hoàn hảo không thể diễn tả, sờ mó hay nhìn thấy; Nhưng nó rất đẹp và thơ mộng. Đó là đỉnh cao của sự kỳ vọng, là sự hoàn hảo hoàn hảo nhất hay là sự chân thành tuyệt đối: mục tiêu mà ai cũng muốn đạt được. Bản chất của tình yêu và lý tưởng không xấu, nó thực sự rất tốt. Nó chỉ trở nên tồi tệ hơn bởi vì mọi người làm cho nó tồi tệ hơn.
Nhân danh lý tưởng và tình yêu, ai cũng có thể làm những điều khủng khiếp dễ dàng làm sao; Hoặc anh ta có thể bị mù quáng bởi niềm tin vào chủ nghĩa lý tưởng và tình yêu, dẫn đến những hậu quả mà anh ta thực sự không muốn.
Một số người được sinh ra mà không có sự đồng cảm hoặc niềm tin. Nếu thông minh, họ có thể dễ dàng nhìn ra và khai thác bản chất của những khái niệm mơ hồ này:
- Không có niềm tin vào xã hội Lý Tưởng nào
- Thông thạo “Lý Tưởng” (tư duy về hệ thống xã hội kiểu mẫu) của kẻ khác và sử dụng nó cho mục đích riêng.
Lấy một ví dụ khác nữa, sự khác nhau giữa Voldemort và Grindelwald, một kẻ tin mù quáng vào Lý Tưởng của mình và một kẻ chỉ lợi dụng Lý Tưởng vì mục đích riêng:
- Grindelwald là kẻ có Lý Tưởng, và Lý Tưởng của ông ta là “Phù thủy thống trị” – tức: quyền phù thủy trên quyền con người. Trong thế giới Lý Tưởng của Dumbledore và Grindelwald, những phù thủy cấp tiến, giỏi giang như họ sẽ lãnh đạo cả hai giới và phù thủy sẽ không cần giấu diếm nữa. Họ sẽ tự do. Mọi hành động của Grindelwald đều dựa trên niềm tin về viễn cảnh này. Nghĩa là hắn có Lý Tưởng và hành động vì niềm tin vào Lý Tưởng đó.
- Voldemort là kẻ không Lý Tưởng, hắn mượn Lý Tưởng “phù thủy tối thượng” (đề cao dòng phù thủy thuần chủng) – để thâu tóm những phù thủy thuần chủng. Nhưng kỳ thực hắn chỉ lợi dụng niềm tin vào thế giới Lý Tưởng trong đầu họ, theo đuổi giấc mơ bất tử và sự thống trị của riêng mình.
Viễn cảnh trong đầu hắn, hắn là kẻ đứng trên vạn người; ‘Hắn’ là luật được áp dụng cho xã hội, không phải một hệ thống luật khách quan. Hắn gọi bản thân là Chúa Tể.
Grindewald làm điều cần làm vì Lý Tưởng; Voldemort dùng Lý Tưởng để biện minh khi tiện. Giống như một bên là tình yêu chân chính, một bên là lợi dụng tình cảm để đạt mục đích vậy.
Một ví dụ nữa, Lelouch Lamperouge: mượn Lý Tưởng người Nhật Bản để lãnh đạo phiến quân, trong khi anh là hoàng tử chính quốc. Mục đích của anh là để tạo ra một thế giới mà ở đó em gái được sống hạnh phúc – hoàn toàn không phải vì quyền lợi người Nhật, cũng không phải vì muốn giải phóng nước Nhật.
Bạn nhân vật chính của 69 giống kiểu Voldemort và Lelouch ấy. Chỉ thiếu một [mục-đích] thôi. Bạn chỉ muốn quậy cho vui. Mà có khi, quậy cho vui cũng có thể được coi là một kiểu mục đích.
Vậy còn Sasuke thì sao?
Itachi thì sao?
Itachi dễ hơn Sasuke.
Anh có Lý Tưởng của – riêng – mình – chứ không phải thứ lý thuyết nhồi sọ như những đứa trẻ khác – vì anh nhìn thấu tất cả mọi vấn đề và định kiến. Đó là cái nguy hiểm của anh. Anh nhìn thấu bản chất thế giới. Lý Tưởng của anh là hòa bình, không phải Konoha, cũng chẳng phải Uchiha.
Itachi bốn tuổi đã biết đến chiến tranh; Lý Tưởng của anh là Hòa Bình.
Vì Hòa Bình, anh có thể đánh đổi cả cái tên mình và bản thân mình. Anh sẵn sàng làm tất cả để thế giới không rơi vào tình trạng mà anh đã thấy hồi bốn tuổi. Thế nhưng con người ngu ngốc, anh quan sát và quan sát và thất vọng. Và còn trẻ và nhiều sai sót, anh đưa ra những lựa chọn cực đoan.
Sasuke là một điểm yếu của anh, là người anh có thể hy sinh cả Lý Tưởng để bảo vệ, nhưng điều đó không có nghĩa là tồn tại của Sasuke phủ nhận được Lý Tưởng của anh; điều đó chỉ có nghĩa là anh là một Uchiha – một kẻ mang dòng máu yêu mù quáng và sâu sắc, có xu hướng phản ứng cực đoan khi dính đến chữ yêu.
Nhưng ngược lại, tồn tại của Itachi lại phủ nhận được Lý Tưởng của Sasuke.
Bởi lẽ Sasuke chỉ nhìn thấy anh. Nó chẳng hiểu thế nào là hệ thống xã hội; vai trò của cá nhân, của bản thân trong xã hội (Làng là gì? Ninja là gì? Ta là ai?) – Cho đến thời điểm đó, sau khi đã vùng vằng chán chê, hết muốn giết người này lại truy sát người kia, xong nó vẫn không hiểu rốt cuộc mình làm thế vì cái quỷ gì? Hay thực ra là biết (Trả lại Itachi, cha mẹ ta, gia tộc ta, và ta sẽ dừng lại) – vì một Quá Khứ chính nó biết là vô vọng.
Sasuke chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì, không phải nó không đủ thông minh để hiểu được hệ thống xã hội, nó chỉ… không quan tâm từ trong máu. Trong đầu nó lúc nào cũng là bóng hình anh, là quận Uchiha trong ráng chiều nhập nhoạng, là kiêu hãnh gia tộc, là sự thiếu vắng quan tâm của cha, là sự chú ý từ anh mà nó tha thiết muốn được nhận… Tất cả mọi thứ đều xoay quanh Nó. Người ta phải có một khả năng đồng cảm nhất định mới có thể mong điều tốt đẹp cho xã hội.
Mình nghĩ, điều khiến Sasuke đau khổ không phải vì nó không có Lý Tưởng, vì vốn nó đã không có Lý Tưởng rồi và nó hài lòng với điều đó, có gì để đau khổ đâu. Vốn nó đã là thằng rất hài lòng với cái tên của mình, chỉ muốn thể hiện bản-thân, muốn được giỏi như anh, chỉ biết nằm trên lưng anh nghĩ đến ngày thành anh cảnh sát ngầu lòi; là đứa chỉ biết căm hận anh mà chẳng đưa ra những câu hỏi ngược xuôi về anh và về làng.
Nó chỉ đau đáu vì không hiểu tại sao Itachi lại làm thế, đau đáu vì bị anh phản bội, không hề suy nghĩ sâu xa gì hơn về vai trò của làng, của hệ thống, và của họ Uchiha.
Câu hỏi tại sao của Sasuke là ‘tại sao anh làm thế với – nó’ (cá nhân) không phải ‘tại sao chuyện này lại xảy ra’ (mâu thuẫn tư tưởng). Nó tin vấn đề chỉ là anh đã giết cả họ, và nó trả thù cho cả họ. Nó say sưa với cái vấn đề này đến độ không hề nhìn quanh, không hề nhìn thấy mặt trái của làng, những lỗ hổng của hệ thống, không bao giờ tự vấn về những gì mình được dạy là nên theo đuổi (như 100 quy tắc của ninja). Trong lúc đó, bằng tuổi nó, Itachi đã question every-fucking-thing. Và cũng như vậy, khi nó biết anh vì làng, nó lại tẩy trắng anh và muốn trả thù làng vì anh. Sasuke không cần hiểu và không muốn hiểu. Nó đã đau khổ quá rồi.
Mười ba mười bốn tuổi, vẫn là câu hỏi đó mà nó đi vào hang rắn. Bốc đồng đến không thể chịu được.
Sasuke không có Lý Tưởng, mình tin vậy. Ít nhất cho đến tận khi anh đã biến mất, nó vẫn ngồi một mình trong hang mà không hiểu tại sao chiến tranh lại xảy ra, ninja là gì mình là ai. Không hiểu gì về hệ thống. Không hiểu gì về con người.
Sân si đến độ chẳng nhìn thấy mâu thuẫn của thế giới. Nó chẳng thấy gì cả, Sasuke của chúng ta.
Vậy cái vụ “ta muốn trở thành bóng tối” là sao?
Cái đó cũng chẳng phải Lý Tưởng đâu. Nó nghĩ đến Itachi, đến những gì anh đã làm, đến việc anh đã lui vào bóng tối, hy sinh bản thân để bảo vệ ánh sáng. Thế nên nó cũng muốn làm như anh. Sau Naruto bảo anh muốn bảo vệ làng, thì nó cũng bảo vệ làng vì ‘bằng chứng về cuộc đời Itachi sẽ không biến mất’. (Databook IV).
Nó không bảo vệ làng vì đó là xã hội lý tưởng mà nó mơ ước, mà vì anh muốn bảo vệ làng; đâu phải nó muốn trở thành bóng tối, hình thành hệ thống chuẩn mực (Sáng-Tối) vì nó thích cái hệ thống ấy – mà là vì (nó cho là) Itachi muốn làm như vậy, và giờ nó làm vì anh.
Mình nghĩ cho đến thời điểm đó, những tư tưởng vỹ đại như ‘Hòa Bình’, hay dân tộc chủ nghĩa hơn một chút như ‘Konoha’ hay thậm chí nhỏ hẹp hơn như ‘Uchiha’ đều chưa từng bao giờ kẹt lại trong đầu Sasuke quá lâu, nếu không muốn nói là còn chẳng được cân nhắc. Vấn đề luôn luôn là được như anh. Được hiểu anh.
Vấn đề của Sasuke, là nó còn chẳng nhìn ra chính bản thân, sao nó có thể thấy được bản chất xã hội. Nó sinh ra dưới cái bóng của anh, được dạy để trở thành anh và chưa bao giờ có chính kiến của riêng mình. Mọi thứ về nó đều chẳng phát sinh từ nó, từ những chiêu thức, đến đôi mắt và suy nghĩ. Một người như thế không có Lý Tưởng nào phải chuyện lạ; khi ta còn chẳng nhận thức được bản thân, không phân biệt được đúng sai, yêu ghét. Cảm xúc như cái bong bóng xà phòng chạm tay là vỡ, – làm sao ta biết được xã hội nên vận hành ra sao?
Cũng như Takasugi Shinsuke (Gintama), cơn giận giữ của nó không phải vì Lý Tưởng không thành, xã hội không như ý, bất bình vì những bất công giữa những con người hay đau đớn khi nhìn máu đỏ (thậm chí nó thích nhìn máu đổ và tự tay gây đổ máu) – nó chỉ giận giữ vì đã bị cướp đi người nó yêu. Giận lâu đến vậy, nhưng lý do chỉ có thế thôi. Sasuke chính là kiểu người như vậy.
Nếu nói Lý Tưởng của Sasuke là trở thành anh thì mình nghĩ cũng tạm coi là hợp lý. Nhưng trở thành anh thì mình chẳng coi đấy là Lý Tưởng. Mình chỉ nghĩ đấy là Tình Yêu.
Share with
/
Để lại một bình luận